ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

  • Thuốc trừ nấm bệnh, tác động tiếp xúc.
  • Hiệu lực phòng trừ ca đối với bệnh khô vằn hại lúa và chết rạp cây con hại đậu nành.
  • Thuốc ít độc với cá không độc với ong.

KHỐI LƯỢNG: 100GR

Description

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

THÀNH PHẦN CỦA ALFARON 25WP:

CÔNG DỤNG CỦA ALFARON 25WP:

  • Alfaron 25WP là thuốc trừ nấm bệnh, có tác động tiếp xúc.
  • Hiệu lực phòng trừ cả đối với bệnh khô vằn hại lúa và chết rạp cây con hại đậu nành.
  • Thuốc ít độc với cá không độc với ong.

======================

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây nên.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

    Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP đặc trị bệnh khô vằn trên thân và lá lúa giai đoạn bệnh mới xuất hiện giúp ngăn chặn hẳn sự xâm nhập lên bông.

Triệu chứng:

  • Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
  • Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.
  • Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả bề rồng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.
  • Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP ngăn ngừa bệnh khô vằn gây hại bông lúa làm lép hạt.

  • Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

Điều kiện phát sinh:

  • Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển khoảng 24-320C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều và thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày, cấy nhiều dảnh.
  • Sự phát triển của bệnh khô vằn ở thời kỳ đầu từ cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ bệnh ít. Giai đoạn làm đòng – trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng. Ở miền Bắc nước ta bệnh khô vằn gây hại trong vụ mùa lớn hơn ở vụ đông xuân.
  • Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan nhiều tới chế độ nước trên đồng ruộng và chế độ phân bón. Bón phân đạm nhiều, bón đạm lai rai, bón thúc đòng muộn bệnh sẽ phát sinh phát triển mạnh hơn. Bón phân kali có tác dụng  giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.
  • Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm tồn tại ở trên đất ruộng và sợi nầm ở gốc rạ và lá bị bệnh còn sót lại sau thu hoạch. Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau thu hoạch nảy mầm thành sợi nấm và xâm nhiễm gây bệnh cho vụ sau. Quá trình xâm nhiễm lặp lại thường xảy ra qua tiếp xúc giữa hạch nấm và bẹ lá úa. Giống lúa lai nhiễm bệnh nặng hơn so với các giống lúa thuần.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP ngăn ngừa hiện tượng cháy lúa do bệnh khô vằn gây hại.

Bệnh héo cây trên đậu nành do nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.

  • Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.
  • Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP giai đoạn cây đậu nành con giúp ngăn chặn bệnh lở cổ rễ.

  • Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần.
  • Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP giúp ngăn ngừa bệnh chết cây con trên đậu nành.

Tuy nhiên, ở ngòai đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành (Melanagromyza sojae), có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP giúp ngăn ngừa bệnh chết cây đậu nành.

======================

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA ALFARON 25WP:

  • Liều lượng và cách dùng:
    • Phun 0,8 – 1,2 kg/ha (pha 16 – 38g cho bình 16 lít), lượng nước phun: 500 – 8 Iit/ha.
    • Với lúa phun 2 – 3 bình 16 lít/công (1.000m2); 1 bình 16 lít/sào (360m2).

Chú ý:  Phun thuốc ngay khi bệnh xuất hiện, nên phun thuốc vào sáng sớm hay chiều một Thuốc có thể được pha trộn với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác, trừ thuốc có tính kiềm.

THUỐC TRỪ BỆNH ALFARON 25WP- Đặc Trị Khô Vằn- Bệnh Chết Sạch Cây Con Đậu Nành

    • Liên hệ mua hàng: Bấm vào Đặt Mua Hàng trên trang PhanThuocGiaSi.Com
    • Điện thoại đặt hàng / báo giá:    0344.930.766 ( Ms Nhung)
    • Email: phanthuocgiasi@gmail.com
    • Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Thuốc BVTV
    • Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Phân Bón