Description
THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC TRICÔ-ĐHCT- Phòng Trị Bệnh Vàng Lá- Thối Rễ- Tuyến Trùng
THÀNH PHÀN CỦA THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT :
Nấm Trichoderma 100 triệu bào tử/g. Phụ gia vừa đủ 1g
CÔNG DỤNG CỦA THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT:
Đặc tính:
– Nấm Trichoderma là nhóm VSV đất gồm nhiều loài có ích đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong trồng trọt ở nhiều quốc gia.
– Là loài nấm phân bố rộng rãi trên nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau. Chúng có nhiều tác động trên hệ sinh vật, thảm thực vật đất và đất trồng do đặc điểm là loài nấm đối kháng với các loài sinh vật gây hại quan trọng như Fusarium, Rhizoctonia, Phytophthora, Pythium…
– Những loài vi khuẩn và tuyến trùng cho cây trồng trong đất bằng cách ký sinh hoặc tiết các kháng sinh, enzyme để ức chế hoặc phân hủy VSV đối kháng.
– Ngoài ra Trichoderma còn có khả năng tiết các enzyme để phân hủy hữu cơ (cơ chế hoại sinh). Qua đó nấm có thể giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ trong đất để tạo thành dinh dưỡng cho cây trồng. Người ta còn ứng dụng nấm Trichoderma để phân hủy hữu cơ để ủ phân cho mau hoai mục.
TRICÔ-ĐHCT Phòng trừ hữu hiệu các bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi do nấm fusarium solani gây ra:
- Chết cây con trên dưa hấu, bí đỏ, lạc (đậu phộng), điều, cải bẹ.
- Tuyến trùng hại cà phê, hồ tiêu, cà rốt.
- Thối rễ hại cà phê, tiêu.
- Sưng rễ hại bắp cải
======================
Tuyến trùng hại cây qua các hình thức ký sinh:
- Nội ký sinh: tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ, làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.
- Ngoại ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất hoặc nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ, làm rể bị hoại tử, thối nhũn.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất, gây ra những nốt sần cho rễ cây.
Biểu hiện bệnh tuyến trùng: cây héo, còi cọc, kém phát triển, thiếu sức sống, vàng lá, rụng lá sớm, chết mần,… bởi tuyến trùng gây cản trở khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây.
Tuyến trùng không gây chết cây trồng tuy nhiên những vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra sẽ là nơi tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào cây dễ dàng hơn, từ đó khiến cây bệnh nặng hơn và thậm chí sẽ truyền những virus gây hại cho cây.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT giúp phòng ngừa bệnh sưng rễ gây hại trên cây bắp cải.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT giúp phòng ngừa tuyến trùng gây hại rễ cà phê làm cây chậm lớn.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT giúp trị bệnh tuyến trùng hại cây lúa làm cây còi cọc kém phát triển.
Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nếu cây con bị nhiễm bệnh thì ở chỗ cổ rễ gần mặt đất có vết thâm, sau đó cổ rễ bị thối đen, teo lại, cây bị đổ ngã và héo chết. Cây lớn cũng có thể bị nấm xâm nhập vào rễ chính, sau đó lan sang các rễ phụ làm cả bộ rễ bị thối, cây sinh trưởng kém dần rồi héo chết.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT giúp phòng ngừa nấm bệnh hại làm cây dưa hấu chết ẻo.
Bệnh thối gốc: bệnh tạo thành vết màu nâu trên vỏ gốc cây chỗ giáp mặt đất. Chỗ vết bệnh bị thối và bong tróc vỏ, để trơ phần gỗ cũng biến màu đen, gốc cây bị khô thắt lại. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, cây khô chết hoặc bị gãy gục. Lúc này cây nhổ lên dễ dàng, bộ rễ bị phá hủy chỉ còn trơ lại rễ cọc. Trời ẩm thấp, chỗ đất quanh vết bệnh có lớp sợi nấm màu trắng. Ngoài nấm Rhizoctonia còn có nấm Fusarium cũng gây hại rễ làm cây chết nhanh.
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: Vườn đất thấp, ẩm ướt, đọng nước thường bị bệnh nặng hơn. Gốc cây bị xây xát vỏ do mưa gió tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây hại.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT giúp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT giúp phòng trừ bệnh thối rễ hại tiêu gây bệnh chết nhanh, chết chậm.
======================
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG THUỐC TRỪ BỆNH TRICÔ-ĐHCT:
1. Tưới vào gốc: Pha 5g (1 muỗng cà phê)/10 lít nước tưới cho 5 m2 đất trồng, kết hợp rải phân hữu cơ 0.5 – 2 kg/m2 .
Sau 1-2 tuần bón thêm phân N-P-K tỉ lệ 1:3:2 để tăng hiệu quả phòng trị bệnh cây.
2. Phun trên lá: Pha 20-40 g/bình 10 lít (nên kết hợp chất bám dính để tăng hiệu quả).
3. Tưới bầu cây con: Pha 5g/10 lít nước, tưới cho 250-500 bầu.
4. Ủ phân chuồng:
– Nguyên liệu: Rơm, cỏ, lục bình, lá cây, phân chuồng hoai hoặc đã mất mùi hôi (20 % thể tích),… sau đó các nguyên liệu đó được gom lại thành đống ( chiều cao đống ủ: 1- 1,5 m., đáy đống ủ: 2 x 2 m ), chủng nấm TRICÔ-ĐHCT (20 – 30 g / m2).
– Phương pháp thực hiện: Đậy bạt nhựa (bạt đục), tưới nước bổ sung (đủ ẩm), sau 3 tuần đảo đóng ủ (phủ bạt trở lại),thời gian ủ trung bình 1,5- 2 tháng.
- Liên hệ mua hàng: Bấm vào Đặt Mua Hàng trên trang PhanThuocGiaSi.Com
- Điện thoại đặt hàng / báo giá: 0344.930.766 ( Ms Nhung)
- Email: phanthuocgiasi@gmail.com
- Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Thuốc BVTV
- Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Phân Bón