Description
THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP- Đặc Trị Bọ Nhảy- Sâu Đục Lá- Bọ Phấn- Rầy
THÀNH PHẦN CỦA OSHIN 20WP:
- Dinotefuran: 20% w/w
CÔNG DỤNG CỦA OSHIN 20WP:
- OSHIN 20WP giúp đặc trị: Rầy nâu/lúa. Rầy chổng cánh/cam. Rầy/xoài. Bọ trĩ/dưa hấu. Bọ nhảy/bắp cải. Rệp sáp/cà phê
======================
Bọ nhảy phân bố ở nhiều nước trên thế giới và phá hoại chủ yếu ở các cây họ thập tự, đặc biệt là rau cải. Chúng có khả năng phát tán nhanh và khó trị, vì vậy nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của rau.
Chúng cắn phá lá tạo ra những lỗ thủng nhỏ, kích thước vài mm, nếu nặng lá rau có thể bị thủng lỗ chỗ như tấm lưới, lá te tua, xơ xác.
Sâu non ăn rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.
Những con trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau dập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP giúp đặc trị bọ nhảy hại làm lá rau xơ xác.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP giúp đặc trị bọ nhảy hại rau.
Bọ trĩ gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với cây trồng, chúng lây lan và tăng mật số rất nhanh, cả ấu trùng và thành trùng đều có khả năng gây hại. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách cắn và chích hút lá, đọt non, chúng còn gây hại gián tiếp với vai trò là vector truyền một số loại virus gây bệnh cho cây trồng, đặc biệt là virus trong nhóm Tospovirus (tomato spotted wilt virus, Watermelon silver mottle virus). Trên ớt, bọ trĩ thường chích hút trên lá non làm mép lá cong lên trên, phiến lá phồng rộp, bị nặng có thể làm biến dạng gân lá (Hình 10). Bọ trĩ chích hút giai đoạn ớt đang ra hoa có thể làm rụng hoa, trái phát triển không bình thường.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP giúp đặc trị bọ trĩ hại cây trồng.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP giúp đặc trị bọ trĩ, ngăn ngừa hiện tượng xoăn lá ớt, trái cong.
Rầy nâu cái trưởng thành có thể đẻ 150-250 trứng và có tính hướng sáng mạnh. Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Rầy nâu phát sinh với mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn trước lúc lúa trỗ bông, ngậm sữa và bắt đầu chín. Nếu chỉ đơn thuần rầy gây hại không là môi giới truyền bệnh thì đánh giá mức gây hại của rầy nâu là không lớn nhưng cách phòng trừ loại rầy này lại tương đối khó.
Rầy nâu có phản ứng kháng, nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có khả năng hình thành các nòi sinh học (Biotype) mới khi có sức ép chọn lọc của môi trường đủ lớn. Rầy có khả năng di cư đám đông rất xa và kháng thuốc cao.
Rầy nâu còn có tác hại chủ yếu là truyền lan các loại virut. Nguy hiểm hơn cả là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Bệnh này làm cho lá chuyển màu vàng nhạt hoặc vàng da cam và cây lúa không phát triển được, cằn cọc. Thiệt hại của loại bệnh này là rất nghiêm trọng.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP giúp đặc trị rầy nâu hại lúa.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP giúp đặc trị rệp sáp hại xoài.
======================
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG OSHIN 20WP:
- Lúa : Rầy nâu : Pha gói 6.5gr cho bình 16L, phun khi rầy chớm xuất hiện
- Xoài : Rầy bông xoài : Pha gói 6.5gr cho 2 bình 16L (32L nước) phun ướt đều tán cây
- Cam : Rầy chổng cánh : Pha gói 6.5gr cho 2 bình 16L (32L nước) phun ướt đều tán cây
- Rau cải : Bọ nhảy sọc cong : Pha gói 6.5gr/bình 16L, phun 2 bình cho 1000m² phun ướt đều lá
- Dưa leo : Dòi đục lá : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Cà chua : Bọ phấn : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Dưa hấu : Bọ trĩ : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Cà phê: Rệp sáp : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Liên hệ mua hàng: Bấm vào Đặt Mua Hàng trên trang PhanThuocGiaSi.Com
- Điện thoại đặt hàng / báo giá: 0344.930.766 ( Ms Nhung)
- Email: phanthuocgiasi@gmail.com
- Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Thuốc BVTV
- Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Phân Bón