Description
THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW- Lem Lép Hạt- Đốm Lá- Thán Thư- Chết Chậm
THÀNH PHẦN CỦA FOLICUR 250EW:
- TEBUCONAZOLE…..250g/L.
- PHỤ GIA…..750g/L.
CÔNG DỤNG CỦA FOLICUR 250EW:
FOLICUR 250EW là thuốc trị bệnh phổ rộng, lưu dẫn cực mạnh, thuộc nhóm Triazole vừa ngăn ngừa vừa diệt trừ nấm.
======================
Lem lép hạt: Lúa bị bệnh lem lép hạt trên vỏ trấu có những đốm nhỏ màu sậm biến đổi từ màu nâu đến đen, khi bị bệnh nặng tạo thành những mảng nâu đen bao trùm cả vỏ trấu, chất lượng hạt gạo kém do bị biến màu hoặc bị lép.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW giúp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa làm giảm năng suất lúa.
Bệnh đốm nâu hại lúa chủ yếu tập trung gây hại vào bộ phận lá lúa và hạt lúa. Hiện nay, chưa có giống cây lúa nào có khả năng kháng bệnh đốm nâu.
- Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ, to không đều nhau, xuất hiện ở cả hai mặt lá của cây lúa, có màu nâu nhạt. Sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu tròn, bầu dục trên lá, rìa vết bệnh có quầng vàng, xuất hiện trên lá lúa già.
- Bệnh gây hại trên hạt làm cho hạt lúa có các vết màu nâu sau đó bị biến thành màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt lúa, là nguồn bệnh cho vụ sau nếu lấy giống lúa đã bị nhiễm bệnh.
- Khi nhiều vết đốm bệnh có màu nâu xuất hiện trên lá làm cho lá bị cháy vàng, ruộng xơ xác. Giai đoạn từ trổ trở về sau bệnh tấn công vào hạt gây lém lép hạt, giảm phẩm chất gạo dẫn đến năng suất lúa giảm.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW giúp phòng ngừa bệnh đốm nâu hại lúa làm cây kém phát triển.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW giúp ngăn ngừa bệnh đốm nâu hại làm hạt lúa lép.
Bệnh thán thư là bệnh hại trên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non. Bệnh được gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
- Trên bộ phận bị bệnh của cây xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ. Vết đốm sẽ lan rộng và có thể tạo ra vết hoại tử. Đối với các vết bệnh trên lá, khi nhìn mặt dưới có thể thấy xuất hiện lấm tấm bào tử màu đen, nhìn rõ được trên kính lúp.
- Bệnh thường lây truyền nhờ nước hoặc gió. Xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới ẩm nhiều lên bề mặt lá một cách không kiểm soát.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW phòng trừ bệnh thán thư gây hại trên mãng cầu làm khô đen trái.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW phòng trừ bệnh thán thư hại cà chua, giảm chất lượng trái.
Bệnh chết chậm là do tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solanig gây hại.
Ban đầu tuyến trùng tấn công vào bộ rễ gây ra những vết thương tổn trên rễ, tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công.
Rễ tiêu bị nhiễm nấm yếu dần, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho phần cành lá bên trên không hiệu quả.
Đồng thời theo thời gian sợi nấm và bào tử sẽ lan dần lên phần thân và cành, rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết.
- Cây tiêu khi bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, lá bị vàng héo trên toàn trụ tiêu và rụng dần.
Ban đầu là các lá già, sau đó đến rụng đốt, quan sát trong vườn tiêu thì bệnh xuất hiện thành từng vùng. Từ một vài cây sau đó lan sang các cây bên cạnh và tạo thành vùng bệnh.
Tiêu bị bệnh chết chậm có thể vẫn cho quả nhưng năng suất cực kỳ kém. Một số cây có điều kiện dinh dưỡng tốt và tiêu tơ bộ rễ đang phát triển mạnh, thì có thể chống chọi với bệnh lên đến 2-3 năm nhưng cuối cùng vẫn chết.
Sử dụng THUỐC TRỪ BỆNH FOLICUR 250EW phòng trừ bệnh chết chậm trên hồ tiêu.
======================
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG FOLICUR 250EW:
Cây trồng | Bệnh Hại | Liều dùng |
Lúa | Lem lép hạt, đạo ôn, đốm vằn. | Pha 16ml/ bình 16L.
Phun 2-2,5 bình cho 1000m2. |
Đậu phộng | Đốm lá | Pha 16ml/ bình 16L.
Phun 2-2,5 bình cho 1000m2. |
Điều | Thán thư | Pha 80ml/ 100 L nước.
phun ướt đều tán cây. |
Tiêu | Chết chậm ( do Fusarium) | Pha 100ml/ 100L nước tưới đều xung quanh gốc cây. |
- Phun khi bệnh vừa xuất hiện.
- Đối với bệnh lem lép hạt lúa nên phun 2 lần:
– Lần 1: phun khi lúa trổ lác đác.
– Lần 2: phun sau khi lúa trổ hoàn toàn.
Thời gian cách ly: ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày.
- Liên hệ mua hàng: Bấm vào Đặt Mua Hàng trên trang PhanThuocGiaSi.Com
- Điện thoại đặt hàng / báo giá: 0344.930.766 ( Ms Nhung)
- Email: phanthuocgiasi@gmail.com
- Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Thuốc BVTV
- Xem thêm về danh mục các loại thuốc BVTV tại đây: Phân Bón